Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không
Hãy đọc những thông tin trong bài viết để hiểu được chính xác, khi bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?
Last updated
Was this helpful?
Hãy đọc những thông tin trong bài viết để hiểu được chính xác, khi bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?
Last updated
Was this helpful?
Người bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người trong thời gian qua sẽ được giải đáp trong bài viết này. Khi bị đau thần kinh tọa sẽ gây ra những cơn đau dọc theo đường đi của nó tức là từ gốc rễ dây thần kinh ở thắt lưng xuống hông, mông, bắp đùi, đầu gối, cẳng chân, cổ chân, bàn chân đều có thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt trong lúc vận động nếu như không cẩn thận nhẹ nhàng thì sẽ gây ra những tác động không tốt đến tình trạng bệnh.
Đau thần kinh tọa là tên gọi chung của tình trạng dây thần kinh tọa bị tổn thương gây ra những cơn đau đớn dọc theo những nơi mà nó đi qua. Điều này có nghĩa là khi bạn bị đau ở một trong những vị trí từ thắt lưng xuống tận các ngón chân đều có thể là do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.
Bệnh đau thần kinh tọa xảy ra chủ yếu ở những người trên 35 tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở những người thuộc đối tượng lao động nặng, những người vận động viên thể thao luyện tập những môn thể thao có cường độ nặng, người già hoặc những người có tiền sử bệnh xương khớp.
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu có thể kể đến là những căn bệnh về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống vùng cột sống thắt lưng.
Ngoài ra những tác động của ngoại lực cũng có thể gây ra những cơn đau thần kinh tọa, tuy nhiên nếu như người bệnh bị đau thần kinh tọa do tác động của ngoại lực thì sẽ không hề gây nguy hiểm mà chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi đối với những trường hợp chấn thương không quá nghiêm trọng.
Hầu hết các trường hợp bị đau thần kinh tọa đều được điều trị bằng phương pháp bảo tồn, có nghĩa là không can thiệp phẫu thuật. Giữ nguyên hiện trạng của bệnh và tìm cách cải thiện dần dần các triệu chứng. Giữ nguyên những phần dây thần kinh tọa bị tổn thương và tìm cách cải thiện chúng hoặc ít nhất không làm cho bệnh tình xấu đi, không làm chúng tổn thương nặng thêm.
Có rất nhiều cách có thể chữa trị đau thần kinh tọa hiệu quả nếu như được thực hiện đúng cách như:
Vật lý trị liệu: sử dụng các bài tập đã được nghiên cứu là có tác dụng cải thiện đau dây thần kinh tọa theo một lộ trình đều đặn và được lên kế hoạch rõ ràng.
Chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn: Phương pháp này dựa trên các huyệt đạo trên mặt của người bệnh, tác động vào các huyệt đạo để giúp tạo ra những sóng ngầm trong cơ thể truyền tới dây thần kinh tọa giúp nhanh lành những tổn thương. Đây là một phương pháp khó thực hiện và những thông tin về phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng, tuy nhiên một số người bệnh đã thực hiện lại có những phản hồi rất tích cực.
Một số trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính, không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp bảo tồn sẽ được các bác sĩ xem xét thực hiện phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau sao cho hợp lý để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh nhanh chóng khỏi hơn.
Bên cạnh những phương pháp điều trị được chỉ định thì việc tự thân bệnh nhân phải rèn luyện là điều cần thiết và việc đi bộ chính là một biện pháp rất tốt để thúc đẩy quá trình hồi phục cho người bệnh đau thần kinh tọa. Tuy nhiên việc thực hiện đi bộ cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nếu không sẽ gây phản tác dụng. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà mức độ đi bộ cũng sẽ khác nhau.
Đối với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ cấp tính đang trong quá trình điều trị thì nên thực hiện đi bộ 45-60 phút mỗi ngày, có thể chia làm nhiều lần trong ngày khi thấy cơ thể khỏe khoắn. Tốt nhất hãy nên thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều tối.
Đối với bệnh nhân giai đoạn nặng mãn tính thì việc đi bộ cần phải thật thận trọng, bệnh nhân chỉ nên đi bộ từ 15-20 phút mỗi ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Trong quá trình đi bộ thì bệnh nhân cũng nên chú ý rằng cường độ đi bộ không quá nhanh, khi cảm thấy đau đớn thì hãy dừng lại cho đỡ đau rồi tiếp tục thực hiện.
Xem thêm tại:
Sử dụng thuốc điều trị: đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, nhưng theo bệnh đau thần kinh tọa nên được điều trị bằng thuốc Đông y sẽ đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn và rất an toàn.
Nguồn tham khảo: